Ngày 02 tháng 7 năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm ban hành Quyết định số 2752/QĐ-UBND về việc công bố dịch đối với bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn xã Thạnh phú Đông, huyện Giồng Trôm, vùng bị uy hiếp bào gồm 5 xã: Tân Lợi Thạnh, Phước Long, Long Mỹ, Hưng Lễ, Tân Hào; vùng đễm xã gồm: Hưng Nhượng, Thuận Điền, Hưng Phong, Sơn Phú. Các biện pháp phòng chống thực hiện như sau: đối với vùng có dịch thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 27 Luật Thú y năm 2015 và theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đồng thời huy động toàn bộ nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Tại các xã vùng bị uy hiếp thực hiện các nội dung phòng chống bệnh động vật được quy định tại Điêu 28 Luật Thú y năm 2015. Các xã vùng điệm hiếp thực hiện các nội dung phòng chống bệnh động vật được quy định tại Điêu 29 Luật Thú y năm 2015. Việc quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn thực hiện theo Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY, ngày 28/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; việc kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có Dịch tả lợn Châu phi thực hiện theo Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY, ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng dịch tả heo Châu Phi, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 1699-CV/BTGTU, ngày 03/7/2019; Huyện ủy Giồng Trôm ban hành Công văn 1346-CV/HU, ngày 03/7/2019. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai giám sát chặc chẽ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh tại cơ sở, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân nắm bắt tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng ngừa và chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đối với các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt “5 không”: (1) Không giấu dịch; (2) Không mua bán, vận chuyển heo bệnh, ho chết; (3) Không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh cũng như thịt heo chết; (4) Không vứt xác heo bệnh, chết ra môi trường; (5) Không sử dụng thức ăn thừa để nuôi heo. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, nghi là nhiễm bệnh, kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, đặc biệt đối với địa bàn đã có dịch, cần kiểm tra, thực hiện quy trình xử lý đúng quy định. Đối với người tiêu dùng, khẳng định dịch bệnh tả heo Châu phi không lây sang người, do đó không nên lo sợ và quay lưng với sản phẩm thịt heo an toàn. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân nên mua các sản phẩm được chế biến từ thịt heo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nấu chín thịt trước khi dùng./.