Site banner

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

         1. Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẩn quy hoạch và sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí nông thôn mới;

        2. Đề án số 6227/ĐA-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và hướng đến năm 2020;

       3. Kế hoạch số: 1711/KH-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân huyện Giồng Trôm về tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp yheo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

        II. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

         1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Mỹ Thạnh đến năm 2013

         a) Trồng trọt:

         - Cây dừa: diện tích 420ha, trong đó dừa công nghiệp 317,8ha, dừa uống nước 102,2ha, năng suất bình quân 9600 trái/ha/năm. Được phân bố như sau: ấp Bến Đò 100,4ha, (dừa công nghiệp 73,7ha, dừa uống nước 26,7ha); ấp Cái Chốt 107,3ha (dừa công nghiệp 81,3ha, dừa uống nước 26ha); ấp Cái Tắc 83,7ha (dừa công nghiệp 61,3ha, dừa uống nước 22,4ha); ấp Nghĩa Huấn 109 ha (dừa công nghiệp 87,2ha, dừa uống nước 21,8ha); ấp Căn Cứ 13,6ha (dừa công nghiệp 10,3ha, dừa uống nước 3,3ha); ấp Chợ 6ha (dừa công nghiệp 4ha, dừa uống nước 2ha).

       - Cây ăn trái: diện tích 86ha, trong đó bưởi da xanh 51,3ha; chanh 24,5ha; cam, quýt 10,2ha. Được phân bố như sau: ấp Bến Đò 25,5ha (Bưởi da xanh 14ha, chanh 9ha; cam, quýt 2,5ha); ấp Cái Chốt 18,4ha (Bưởi da xanh 13,4ha, chanh 2,3ha; cam, quýt 2,7ha); ấp Cái Tắc 20,5ha (Bưởi da xanh 14,5ha; chanh 4ha; cam, quýt 2ha); ấp Nghĩa Huấn  21,5ha (Bưởi da xanh 9,35ha; chanh 9,2ha; cam, quýt 3ha). Ngoài ra còn diện tích chuối trồng xen trong vườn dừa với diện tích 34,4ha được phân bố trên địa bàn: ấp Nghĩa Huấn 3ha; ấp Chợ 0,4ha; ấp Căn Cứ 4,5ha; ấp Bến Đò 9ha; ấp Cái Chốt 2,5ha; ấp Cái Tắc 3ha.

       b) Chăn nuôi:

        - Đàn heo: 1853 con. Trong đó ấp Chợ 82 con, ấp Nghĩa Huấn 726 con, ấp Bến Đò 420 con, ấp Cái Chốt 316 con, ấp Cái Tắc 309 con.

       - Đàn bò: 84 con. Trong đó ấp Chợ 5 con, ấp Căn Cứ 13 con, ấp Nghĩa Huấn 40 con, ấp Bến Đò 11 con, ấp Cái Chốt 11 con, ấp Cái Tắc 4 con.

       - Đàn dê: 378 con. Trong đó ấp Chợ 4 con,ấp Căn Cứ 19 con, ấp Nghĩa Huấn 30 con, ấp Bến Đò 101 con, ấp Cái Chốt 87 con, ấp Caí Tắc 137 con.

       - Đàn gia cầm: 18.162 con: Trong đó ấp Chợ 830 con,  ấp Căn Cứ 1101 con, ấp Nghĩa Huấn 2743 con, ấp Bến Đò 7618 con, ấp Cái Chốt 3062 con, ấp Cái Tắc 2808 con.

        c) Thủy sản:

         Chủ yếu là nuôi tôm càng xanh với diện tích 12ha mặt nước với mô hình nuôi bán thâm canh; còn lại là phát triển mô hình nuôi nhử chiếm 60% diện tích mặt nước.

         2. Sự cần thiết để xây dựng kế hoạch:

         - Nhằm cụ thể hóa Kế hoạch sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Giồng Trôm.

         - Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nhằm từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, toàn diện theo hướng hiện đại và vào thị trường, đồng thời khai thác tốt hiệu quả sử dụng đất gắn với phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

       III. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

        1. Mục tiêu chung

        - Phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, sản phẩm chất lượng cao, phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa, đa dạng các sản phẩm sản phẩm nông nghiệp.

        - Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ cấu lại một bộ phận nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn, phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp 7% và đến năm 2020 đạt 9%.

     - Cơ cấu GDP đến năm 2015: khu vực I chiếm 24.5%, khu vực II chiếm 29%, khu vực III chiếm 46.5%; đến năm 2020 khu vực I chiếm 20% khu vực II chiếm 33%, khu vực III chiếm 47%.

      - Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30 triệu đồng và đến năm 2020 đạt 60 triệu đồng.

      2. Mục tiêu cụ thể

      a) Lĩnh vực trồng trọt:

       - Cây dừa:

       + Giai đoạn 2013-2015: ổn định diện tích dừa 420ha với năng suất 11.520 trái/ha/năm.

       + Giai đoạn 2016-2020: diện tích còn 410ha, giảm 10ha với năng suất 15.360trai/ha. Trong đó ấp Chợ giảm 6ha (không còn diện tích dừa), ấp Căn Cứ giảm 02ha, ấp Nghĩa Huấn giảm 02ha, chuyển đổi lên đất xây dựng và đất giao thông phục vụ cho phát triển đô thị.

       - Cây ăn trái:

       + Giai đoạn 2013-2015: diện tích 95ha. Trong đó diện tích bưởi da xanh 55ha; chanh 27ha; cam, quýt 13,2ha. Được phân bổ trên địa bàn các ấp như sau: ấp Nghĩa Huấn 23ha, ấp Bến Đò 30ha, ấp Cái Chốt 20ha, ấp Cái Tắc 23ha.

       + Giai đoạn 2016-2020: diện tích 130ha. Trong đó diện tích bưởi da xanh 70ha; chanh 37ha; cam, quýt 23,2ha. Được phân bổ trên địa bàn các ấp như sau: ấp Nghĩa Huấn 28ha, ấp Bến Đò 40ha, ấp Cái Chốt 30ha, ấp Cái Tắc 33ha.

      b) Chăn nuôi

      - Đàn heo:

      + Giai đoạn 2013-2015: tổng đàn 2500 con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 817 con, ấp Bến Đò 748 con, ấp Cái Chốt 471 con, ấp Cái Tắc 464 con.

     + Giai đoạn 2016-2020: tổng đàn 5500 con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 1832 con, ấp Bến Đò 1543 con, ấp Cái Chốt 1066 con, ấp Cái Tắc 1059 con.

      - Đàn dê:

      + Giai đoạn 2013-2015: Tổng đàn 620 con , được phân bổ như sau: ấp Chợ 26 con, ấp Căn Cứ 39 con, ấp Nghĩa Huấn 60 con, ấp Bến Đò 171 con, ấp Cái Chốt 137 con, ấp Cái Tắc 187 con.

     + Giai đoạn 2016-2020: tổng đàn 1000 con, được phân bổ như sau: ấp Căn Cứ 59 con, ấp Nghĩa Huấn 120 con, ấp Bến Đò 271 con, ấp Cái Chốt 273 con, ấp Cái Tắc 287 con.

    - Đàn bò:

     + Giai đoạn 2013-2015: tổng đàn 70 con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 35 con, ấp Căn Cứ 15 con, ấp Bến Đò 8 con, ấp Cái Chốt 8 con, ấp Cái Tắc 4 con.

     + Giai đoạn 2016-2020: tổng đàn 40 con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 18 con, ấp Căn Cứ 7 con, ấp Bến Đò 6 con, ấp Cái Chốt 6 con, ấp Cái Tắc 3 con.

     - Đàn gia cầm:

     + Giai đoạn 2013-2015: tổng đàn 25.000 ngàn con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 4000 con, ấp Bến Đò 10.000 con, ấp Cái Chốt 5000 con, ấp Cái Tắc 4000 con, ấp Chợ 500 con, ấp Căn Cứ 2500 con.

     + Giai đoạn 2016-2020: tổng đàn 40000 con, được phân bổ như sau: ấp Nghĩa Huấn 6000 con, ấp Bến Đò 15000 con, ấp Cái Chốt 8000 con, ấp Cái Tắc 7000 con, ấp Căn Cứ 4000 con.

     c) Thủy sản:

     + Giai đoạn 2013-2015: có 14ha diện tích mặt nước nuôi tôm càng xanh bán thâm canh, 70% diện tích còn lại được nuôi thử. Được phân bổ trên địa bàn ấp Nghĩa Huấn, ấp Bến Đò, ấp Cái Tắc và ấp Cái Chốt.

    + Giai đoạn 2016-2020: có 20ha diện tích nuôi tôm càng xanh, 80% diện tích mặt nước còn lại nuôi nhử, cá nước ngọt 16ha.

     IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

      1. Lĩnh vực trồng trọt

       a) Cây dừa:

       Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án cải tạo vườn dừa kém hiệu quả với diện tích 43ha; thành lập các câu lạc bộ, tổ liên kết trồng và chăm sóc dừa, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình trồng và chăm sóc dừa, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gây hại trên cây dừa, xây dựng các mô hình điểm trồng dừa với năng suất và chất lượng cao, từng bước thay đổi giống dừa có năng suất và chất lượng thấp, xây dựng được mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong thu mua dừa.

     b) Cây ăn trái:

     Tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi cho nông dân; vận động thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, xây dựng các mô hình điểm về trồng cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng.

      2. Lĩnh vực chăn nuôi

      Triển khai thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà trong chăn nuôi vả tiêu thụ sản phẩm, từng bước chuyển hình thức nuôi lẻ sang nuôi theo hình thức trang trại và gia trại; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, cải tạo giống đàn giống chất lượng cao, thực hiện tốt công tác phòng chống không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, gắn chăn nuôi với đảm bảo môi trường. Xây dựng 04 mô hình nuôi heo, nuôi gà theo tiêu chuẩn trang trại và 10 mô hình theo hình thức trang trại, 02 mô hình nuôi cúc và hình thức gia trại để nhân rộng.

      3. Thủy sản

      Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong đảm bảo nguồn lợi thủy sản; kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng xung điện , hóa chất để đánh bắt thủy sản. Xây dựng 06 mô hình mẫu nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa với diện tích khoảng 02ha để phát triển nhân rộng.

      4. Một số giải pháp trọng tâm

      a) Về công tác tuyên truyền

      Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức lại sản xuất nông nghiệp cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bềnh vững, làm cho nông dân đủ sống và làm giàu bằng nông nghiệp.

      Công tác triển khai thực hiện đề án quy hoạch sản xuất nông nghiệp với phương châm cán bộ, đảng viên đi trước làm nồng cốt vận động toàn dân thực hiện. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước với phương châm dân giàu,nước mạnh. Kịp thời bình xét biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiêu biểu trong hóa trình thực hiện có hiệu quả kế hoạch, quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

      Tiếp tục tuyên truyền các chính sách như: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác; Luật hợp tác xã năm 2012; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng liên kết; Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Quy định mức chi hỗ trợ,khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

     b) Về quy hoạch

      Định kỳ tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn xã, gắn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ với phát triển nông nghiệp toàn diện. Phối hợp với Công ty TNHH Du lịch du thuyền xoài triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tạo động lực cho phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp.

     c) Về khoa học công nghệ

      Phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình liên kết, tổ hợp tác thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hổ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, đến năm 2015 có 70% nông dân ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đến năm 2020 có trên 90%.

      d) Về thủy lợi và giao thông

       Tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng mô hình cấp thoát nước khép kính trong mương vườn, chủ động tích trử nguồn nước, hạn chế thấp nhất đến sự ảnh hưởng của sâm nhập mặn đối với cây trồng vật nuôi.

      Tập trung mở rộng hệ thống giao thông nông thôn những tuyến trọng điểm trên địa bàn nhằm hạng chế chi phí cho vận chuyển hàng hóa góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

       đ) Về nâng cao chất lượng nguồn lực

       Phát huy vai trò của cán bộ khuyến nông, thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ lực lương sản xuất, giúp nông dân có khả năng tiếp nhận, quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm trí thức hóa cho nông dân.

       e) Về an ninh nông thôn

       Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, có giải pháp phòng chống trình hình trộm cấp, thuốc tôm, sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, đảm bảo an ninh nông thôn cho nông dân an tâm sản xuất phát triển kinh tế.

     V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

      1. Nhiệm vụ cụ thể

      a) Công chức văn phòng-Thống kê phụ trách kinh tế kế hoạch:

      - Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẻ với các đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Định kỳ 6 tháng và cuối năm tổng hợp tình hình báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân xã theo dõi chỉ đạo.

     - Đẩy nhanh công tác cải tạo, nâng cấp và mở rông hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn phục vụ cho phát triển sản xuất và vận chuyển hàng hóa nông nghiệp.

     - Tham mưu, đề xuất xây dựng mô hình liên kết 4 nhà; cũng cố phát triển làng nghề bánh tráng; phối hợp với hội nông dân triển khai thực hiện tốt kế hoạch cải tạo vườn dừa kém hiệu quả.

     b) Cán bộ thú y-khuyến nông:

     - Phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện và hội nông dân xã mở các lớp tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

    - Xây dựng mô hình điểm về chăn nuôi heo theo hướng trang trại và gia trại; các mô hình trồng dừa, cây ăn trái chuyên canh và xen canh; các mô hình kết hợp vườn, ao ,chuồng có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng.

    - Triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hỗ trợ tốt cho người nông dân xử lý có hiệu quả khi dịch bệnh phát sinh, không để lây lan trên diện rộng.

     c) Công chức Tài chính-kế toán

      Tham mưu tạo nguồn vốn đầu tư, thực hiện, quản lý, kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của trên; đề xuất các giải pháp về tài chính phục vụ cho công tác triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp.

     d) Công chức Đô thị-Môi trường

     Đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn cho nông dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường gắn với sản xuất, chăn nuôi bền vững; từng bước có giải pháp di dời các chuồng, trại, các cơ sở giết mổ ra khỏi khu dân cư.

     đ) Công chức Địa chính-Xây dựng

     Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai; định kỳ rà soát lại quy hoạch sử dụng đất để có sự điều chỉnh cho phù hợp với phát triển sản xuất; kiên quyết xử lý các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật.

     e) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể

     - Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân Kế hoạch quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Phổ biến  các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết có hiệu quả.

     - Vận động phát triển phong trào kinh tế hợp tác-hợp tác xã và hình thành tổ hợp tác trong xây dựng nông thôn mới.

     - Phối hợp tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho nông dân nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, đúng ngành nghề, phù hợp trình độ; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của hội viên nông dân để kiến nghị và đề xuất kịp thời với các cơ quan chức năng các vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

     f) Trưởng ấp 6 ấp

     Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện kế hoạch quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã; tuyên truyền các mô hình sản xuất có hiệu quả, tích cực hỗ trợ người sản xuất gắn kết với doanh nghiệp thông qua mô hình liên kết sản xuất.

     2. Tổ chức thực hiện

     Trên cơ sở Kế hoạch nầy các ngành, đoàn thể, Trưởng ấp 6 ấp cụ thể hóa vào chương trình công tác tháng, năm của ngành mình và nghị quyết của chi bộ để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, kịp thời đề xuất bổ sung các chủ trương, giải pháp để chỉ đạo kịp thời, phù hợp với trình hình thực tế địa phương.

    Giao Công chức Văn phòng-Thống kê phụ trách kinh tế-kế hoạch chủ trì phối hợp với các ngành, công chức có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch nầy. Giúp Ủy ban nhân dân xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện kế hoạch, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân xã, huyện theo dõi chỉ đạo; định kỳ hàng năm rà soát, lấy ý kiến đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với trình hình phát triển của địa phương./. 

Tin khác