Site banner

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT THANH THIẾU NIÊN

Số văn bản: 
521
Ký hiệu văn bản: 
KH-UBND
Ngày ký văn bản: 
08/09/2011
Đính kèm tập tin: 
Nội dung văn bản: 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ MỸ THẠNH

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 521/KH-UBND

 

Mỹ Thạnh, ngày 08 tháng 9 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện Đề án “ Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên”

giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn xã Mỹ Thạnh

 

          Thực hiện Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm về việc thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn xã Mỹ Thạnh như sau:

          I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

          1. Mục tiêu

          a) Mục tiêu chung

          Đến hết năm 2015 nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống của thanh thiếu niên được nâng cao rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

          b) Mục tiêu cụ thể

          - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến đời sống, học tập, công việc của thanh thiếu niên đạt được kết quả sau:

          + 80% thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn xã Mỹ Thạnh được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng ấp.

          + 100% thanh thiếu niên trong trường học được phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực trực tiếp đến đời sống, công việc, học tập phù hợp với lứa tuổi các em.

          + 80% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, hạn chế tái vi phạm pháp luật và tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng.

          - Giảm 10% trở lên số người vi phạm pháp luật là thanh thiếu niên, số vụ vi phạm pháp luật có thanh thiếu niên tham gia.

          - Nâng cao năng lực của người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, cán bộ đoàn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật: phấn đấu đạt 70% số người được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

          2. Phạm vi

          Đề án được triển khai đến tất cả các ấp và trường học trên địa bàn xã.

          3. Đối tượng

          - Thanh thiếu niên tự do sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú.

          - Thanh thiếu niên trong trường học.

          - Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

          II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

          1. Nội dung

          a) Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật, rà soát các biện pháp, mô hình tuyên truyền nhằm đánh giá, xác định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thanh thiếu niên hiện nay.

          b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Chú trọng tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, lao động, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội.

          c) Phối hợp lồng ghép với các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác và chương trình, đề án về chương trình thanh niên.

          d) Đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên sau khi thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để tiếp tục có giải pháp, biện pháp thực hiện trong thời gian tới.

          2. Giải pháp

          a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.

          b) Cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp theo nhóm thanh thiếu niên.

          c) Đưa đi bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao năng lực cho người thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong độ tuổi thanh niên và đội ngũ cán bộ đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

          d) Bảo đảm nguồn lực tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Phân công trách nhiệm

          a) Tư pháp xã là cơ quan thường trực có trách nhiệm:

          - Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các ấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của đề án.

          - Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các ấp định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân xã về việc thực hiện đề án và tổng hợp báo cáo về trên theo quy định.

          b) Xã đoàn có trách nhiệm:

          - Khảo sát, đánh giá, kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

          - Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch của đoàn, đội.

          c) Hội liên hiệp thanh niên có trách nhiệm:

          - Phối hợp với xã đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

          2. Tiến độ thực hiện

          Việc thực hiện đề án bắt đầu từ quí III/2011 và kết thúc vào cuối năm 2015, được chia thành 02 giai đoạn cụ thể như sau:

          a) Giai đoạn 1: từ tháng 9/2011 đến hết năm 2012

          - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án trên cơ sở kế hoạch và hướng dẫn của trên.

          - Tư pháp xã là cơ quan thường trực của đề án; các cơ quan phối hợp là các đoàn thể, trường học, xã hội, hội liên hiệp thanh niên.

          - Đưa tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền pháp luật đối với thanh thiếu niên.

          b) Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2013 đến hết năm 2015

          - Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu của đề án.

          - Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện của đề án.

          3. Kinh phí thực hiện

          Hàng năm Công chức Tư pháp-Hộ tịch phối hợp với Công chức Tài chính-Kế toán lập dự trù kinh phí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt./.

 

 

 

Nơi nhận:

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- UBND huyện (báo cáo);

- Phòng tư pháp huyện (báo cáo);

- TTĐU-HĐND xã (báo cáo);

- Chủ tịch, các PCT (theo dõi chỉ đạo);

- MTTQ, các đoàn thể;

- Hội liên hiệp thanh niên;

- Lưu: VT, Phươc, 40b.

 

CHỦ TỊCH

 

 

Đã ký

 

Phạm Thanh Diễn