Site banner

Tiểu sử Phạm Viết Chánh

Phạm Viết Chánh, người làng Lương Mỹ, huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị (nay là xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre), sinh năm Giáp Thân 1824. Khi Phan Thanh Giản làm Kinh lược sứ với toàn quyền quân sự và dân sự ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên thì Phạm Viết Chánh lá Án sát tỉnh Châu Đốc. Ngày 6-7-1867, Vĩnh Long mất vào tay Pháp. Ngày 20-6-1886, vào lúc 5 giờ sáng, De Lagrandière cho một hạm đội đến chiếm Châu Đốc vào lối 20 giờ. Khi thấy tàu Pháp đến. nhà cầm quyền Việt Nam cho người đến liên lạc nhưng quân Pháp bảo có thư của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản gởi cho Tuần vũ Châu Độc là Nguyễn Hữu Cơ và bắt buộc quan Tuần vũ phải đích thân xuống xuống tàu nhận thư. Tuần vũ phái quan Bố chánh Nguyễn Xuân Y và Án sát Phạm Viết Chánh đến nhận mà quân Pháp không chịu. Khoảng 23 giờ, Nguyễn Hữu Cơ bắt buộc cùng Án sát Phạm Viết Chánh xuống tàu Pháp. Quân Pháp cho hay Vĩnh Long đã thất thủ hôm qua và yêu cầu phải nạp thành Châu Đốc. Tuần Vũ xin cho một thời hạn nhưng quân Pháp không chịu. Thế rồi quân Pháp tiến vào thành Châu Đốc.  Sau khi ba tỉnh miền Tây thất thủ, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử, Phạm Viết Chánh bị trọng bệnh, xin được ở lại quê nhà điều dưỡng. Nghe tin Phan Thanh Giản mất, Phạm Viết Chánh có gửi điếu hai câu liễn và một bài bát cú:

          Sổ hàng di biểu lưu thiên địa; Nhất phiến đan tâm phó sử thư.

          Nghĩa là: Đội hàng biểu để lòa trời đất; Một tấm lòng son tác sử xanh.

          Bài thơ: Phan công tiết nghĩa sáng cao dày; Thương bấy vì đâu khiến chẳng may; Hết dã giúp vua trời đất biết; Nát lòng vì nước quỉ thần hay; Tuyệt lương một tháng rau xanh mặt; Bị cách ba phen lửa đỏ mày; Chỉn sợ sử thần biên chẳng ráo; Tấm lòng ấm ức phải thày lay.

          Khi ông ở Mỹ Lồng, dân chúng thường gọi ông là “Củ án dinh điền” vì dinh điền sứ là chức quan có bổn phận khai hoang ruộng đất và khuyết khích công việc vày cấy trồng tỉa trong quân binh. Ông mất ở Mỹ Lồng ngày 22 tháng giêng năm Bính Tuất nhằm ngày 25-2-1886. Tong quyển “Điếu cổ hạ kim” có bài thơ điếu ông như sau: Cuộc đời dâu bể nghĩ thon von; Chạnh nhớ người xưa tiếng hãy còn; Ngòi viết chẳng rời bên dĩa mực; Mão đai từng dựa chốn đài son; Vẹn tròn ngay thảo niềm tôi chúa; Đông đảo sang giàu phận rể con; Hoằng trị gương thơm ngời dấu để; Lâu đài phước đức sánh tài non. Mộ ông ở bờ kinh Chẹt Sật, thuộc làng Lương Mỹ, giữa hai nhà của ông ở là hương hào Pho và hương biện Chấn. Năm 1921, bờ kinh Chệt Sậy lở dần gần đến mộ. Thân quyến ông mới cải táng về trên con giồng phía trái ở đường làng Mỹ Lồng – Phong Nẫm cách chợ không tới 200 thước và cách lộ khoảng 50 thước.

 

 

 

Tin khác